Hệ thống PCCC không được bảo trì – Một trong những nguyên nhân khiến thực trạng cháy nổ ở mức báo động đỏ

18:07 - 10/11/2022

Thời gian gần đây, tin tức cháy nổ xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc trên các mặt báo. Thực tế nhiều toà nhà, cơ sở kinh doanh ý thức được những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi xảy ra cháy nổ nên đã chủ động đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên đáng tiếc chúng ta lại chưa nhận định đúng tầm quan trọng của việc kiểm tra, bảo trì định kỳ hệ thống PCCC nên hoả hoạn nghiêm trọng vẫn xảy ra. Nếu trong thời gian dài không bảo trì hệ thống PCCC sẽ dẫn tới các hậu quả như hệ thống bị hỏng; han gỉ và không thể hoạt động khi có sự cố cháy nổ.

Hệ thống PCCC là hệ thống quan trọng bậc nhất trong một tòa nhà. Vậy nên việc duy trì bảo trì PCCC là điều hết sức cần thiết và là công tác bắt buộc theo quy định của luật PCCC, nhằm đảm bảo các thiết bị trong hệ thống PCCC luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.   

Những quy định về bảo trì hệ thống PCCC theo luật phòng cháy và chữa cháy

Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 quy định rõ về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC với 2 nội dung:

Hệ thống báo cháy tự động

Điều 26 của Thông tư có nêu rõ hệ thống báo cháy tự động khi đưa vào hoạt động cần phải kiểm tra ít nhất 2 lần/năm nhằm đảm bảo chất lượng và khả năng hoạt động của thiết bị

Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

Hệ thống chữa cháy tự động

Điều 27 của Thông tư quy định việc bảo dưỡng hệ thống tự động, bán tự động cần triển khai định kỳ 1 lần/năm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Quy trình bảo trì hệ thống PCCC tại Công ty TNHH PCCC và CNCH Việt Nam

Tùy theo hệ thống PCCC của mỗi tòa nhà mà việc bảo trì hệ thống PCCC sẽ khác nhau. Thông thường, các quy trình bảo trì hệ thống thông báo cháy được liên kết thành chuỗi hoạt động liền mạch và tuần tự.

Bảo trì hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy bao gồm các thiết bị báo cháy, thiết bị thoát hiểm, đèn báo sự cố, đèn lối thoát EXIT…

Báo cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống Phòng cháy chữa cháy. Là yếu tố phát hiện hỏa hoạn khi vừa xuất hiện nhằm giúp cho công tác phát hiện và chữa cháy sớm, trở nên dễ dàng hơn. Cần kiểm tra tất cả thiết bị trong hệ thống báo cháy có hoạt động hay không?; xác định các lỗi và xử lý để đưa hệ thống luôn luôn trong trạng thái hoạt động bình thường; kiểm tra chất lượng nhận biết tín hiệu cháy nổ của các thiết bị, âm thanh và ánh sáng báo động.

Bảo trì hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy bao gồm bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, màng ngăn cháy lan, van tủ vòi chữa cháy, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy….

Hệ thống chữa cháy có tác dụng dập tắt các đám cháy nhanh chóng; tránh hiện tượng lan rộng ra các khu vực lân cận. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động bình thường cần lưu ý tới việc kiểm tra thường xuyên và bảo trì định kỳ, tránh trường hợp rủi ro về người và tài sản.

Kiểm tra đường ống dẫn, cấp nước chữa cháy, hệ thống van xả, tủ vòi, lăng phun, đầu phun tự động…Kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động của tủ điều khiển máy bơm và các máy bơm cứu hỏa trong hệ thống.

Kiểm tra tình trạng của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa cần lưu ý đến đèn báo, các tiếp điểm, thiết bị khởi động trong tủ điều khiển: nguồn 3 pha có đủ điện vào hay không, đèn báo quá tải không, các giá trị điện áp nguồn vào có đủ từ đồng hồ volt và ampe. Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van, độ kín của hệ thống hút chân không. Tiến hành kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường hay không?.

Kiểm tra các máy bơm phòng cháy chữa cháy và phân loại xem các máy bơm thuộc loại nào. Kiểm tra máy bơm đang ở trạng thái nào; có xảy ra hiện tượng quá nhiệt hay không; tốc độ quay ở mức nào; máy có phát ra tiếng kêu bất thường hay bị rò rỉ điện không. Kiểm tra nhớt và dung dịch làm mát động cơ nổ.

Kiểm tra đường ống dẫn nước trong hệ thống, các hệ thống van khóa và các vòi phun nước cứu hóa kỹ càng, tránh rò rỉ. Áp lực luôn luôn được duy trì trong đường ống theo quy định.

Phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi trong hệ thống nếu có.

Công tác bảo trì hệ thống PCCC phải được thực hiện bởi các đơn vị chuyên nghiệp

Theo quy định tại Điều 4.8 TCVN 3890:2009: “Việc kiểm tra bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn PCCC của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp”. Theo đó, cá nhân tham gia bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp. Các tổ chức, đơn vị tham gia ký hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp. Việc ký hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC giữa chủ cơ sở và đơn vị thi công được thực hiện theo pháp luật dân sự.

Công ty TNHH PCCC và CNCH Việt Nam với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực Cung cấp Thiết bị; Tư vấn, Thiết kế, Thi công và Bảo dưỡng hệ thống PCCC là đơn vị chuyên nghiệp, đã nhận được sự tin tưởng và công nhận về uy tín của rất nhiều khách hàng tên tuổi.

Bài viết liên quan

Mẫu số PC11: Mẫu đơn đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP
Mẫu số PC06: Mẫu đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP
Tổng hợp các biểu mẫu về PCCC theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP
PHỤ LỤC VII. DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PCCC THUỘC DIỆN KIỂM ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/2024/NĐ-CP
PHỤ LỤC VI. DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PCCC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/2024/NĐ-CP