Kỹ năng thoát hiểm trên oto khi bị tai nạn giao thông

10:04 - 31/07/2018

Tai nạn giao thông là điều chẳng ai muốn gặp nhưng nếu không trang bị cho mình những kiến thức thoát hiểm cần thiết thì có thể gặp phải hậu quả vô cùng lớn. Mời các bạn xem bài viết để biết các kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô, xe khách khi bị tai nạn giao thông:

Thứ nhất: Chọn chỗ ngồi an toàn

Những vị trí an toàn cho bạn khi đi xe khách thường là những vị trí giữa xe hoặc ngồi gần cửa lên xuống. Ở vị trí này, bạn sẽ không bị tác động quá lớn khi xe gặp tai nạn, việc thoát hiểm cũng dễ dàng hơn.

Nếu bạn ngồi gần vị trí cửa sổ hay cuối xe thì nguy cơ bạn bị chấn động sẽ rất lớn khi xe gặp tai nạn.

Thứ 2: Khi đi trên xe ô tô

Khi vừa bước lên xe điều đầu tiên bạn phải làm là ổn định chỗ ngồi, sau đó thắt dây an toàn. Vì như vậy vừa giúp bạn an toàn tại vị trí của bạn và không và không làm phiền người khác.

 

 

Thứ 3: Khi đi trên xe khách

Khi đi xe khách bạn, nếu để ý bạn sẽ thấy trong xe bao giờ cũng trang bị búa phá kính trong những trường hợp khẩn cấp. Quan sát tình hình, nếu không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, bạn sẽ cần ra ngoài bằng cách phá vỡ cửa sổ đó.

 

 

Nếu như có búa thoát hiểm, bạn có thể dễ dàng dùng nó để phá kính thoát ra ngoài.

Còn nếu trường hợp không có búa thoát hiểm thì bạn hãy tìm ngay một vật dụng gì đó có độ cứng có thể phá vỡ được lớp kính như bình cứu hỏa…

Hãy nhanh chóng tìm đường thoát hiểm bằng mọi cách, bỏ lại mọi tư trang, hành lí. Đừng phí thời gian trong những thời khắc sinh tử ấy.

 

Thứ 4: Việc cần làm sau khi thoát khỏi xe khách bị tai nạn

Sau khi thoát được ra ngoài hãy nhanh chóng gọi ngay cứu thương tới kịp thời để giúp những người khác.

  • Kiểm tra thương tích của bản thân và kêu gọi giúp đỡ.
  • Nếu có thể hãy hổ trợ giúp những người bị tai nạn vẫn còn đang bị mắc kẹt.
  • Gọi điện thoại thông báo tình trạng với gia đình, người thân.

Trên đây là một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi xảy ra sự cố nguy hiểm trong cuộc sống. Như vậy, để có thể thoát hiểm khi xảy ra sự cố nguy hiểm, bạn cần phải được trang bị những kỹ năng ứng phó cần thiết, cần phải bình tĩnh khi xảy ra sự cố nguy hiểm, ứng biến linh hoạt, vận dụng các kỹ năng an toàn trong từng tình huống sự cố để có thể bảo đảm an toàn cho mình và người thân

Bài viết liên quan

Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi
7 mẹo chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà
Cách chữa bỏng của lính cứu hỏa không để lại sẹo
Mối nguy hiểm và cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn
Chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra