Ban Pháp chế HĐND thành phố giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy
12:09 - 22/11/2016
Ngày 21-11, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đã giám sát công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) năm 2016 tại Cảnh sát PCCC thành phố.
Theo báo cáo, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 831 vụ cháy (trong đó có 3 vụ cháy lớn, 8 vụ gây thiệt hại nghiêm trọng, 646 vụ cháy nhỏ...), tăng 55 vụ so với cùng kỳ năm 2015; làm chết 19 người, 18 người bị thương, thiệt hại tài sản hơn 80 tỷ đồng và 7ha rừng. Nguyên nhân cháy chủ yếu do chập điện, hàn cắt, sơ suất khi sử dụng nguồn nhiệt, rò rỉ khí ga...
Thực tế, Cảnh sát PCCC thành phố đã điều động lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn 166 vụ, cứu được 157 người, tìm được 19 thi thể... Dù vậy, Cảnh sát PCCC thành phố cũng thừa nhận, công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình liên quan đến công tác PCCC, cứu hộ, cứu nạn còn có mặt hạn chế; việc quản lý về PCCC đối với các đơn vị, cơ sở còn sơ hở do lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ, chiến sĩ chưa cao, nhất là tư thế, tác phong, kỹ năng thao tác trang thiết bị, phương tiện có thời điểm chưa đạt yêu cầu.
Ban Pháp chế HĐND thành phố đề nghị, Cảnh sát PCCC thành phố rà soát, thống kê các chung cư tái định cư thiếu thiết bị chữa cháy, báo cáo thành phố chỉ đạo trang bị kịp thời. Đơn vị cần tiếp tục chăm lo, đào tạo kỹ năng cho cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm thành thục, chuyên nghiệp; xây dựng phương án chữa cháy cho từng loại hình như chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ… nhằm ứng phó kịp thời. Ban Pháp chế HĐND thành phố cũng đề nghị Cảnh sát PCCC tham mưu cho thành phố quy trình xử lý vi phạm về PCCC trong cấp phép điều kiện hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
Theo báo cáo, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 831 vụ cháy (trong đó có 3 vụ cháy lớn, 8 vụ gây thiệt hại nghiêm trọng, 646 vụ cháy nhỏ...), tăng 55 vụ so với cùng kỳ năm 2015; làm chết 19 người, 18 người bị thương, thiệt hại tài sản hơn 80 tỷ đồng và 7ha rừng. Nguyên nhân cháy chủ yếu do chập điện, hàn cắt, sơ suất khi sử dụng nguồn nhiệt, rò rỉ khí ga...
Thực tế, Cảnh sát PCCC thành phố đã điều động lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn 166 vụ, cứu được 157 người, tìm được 19 thi thể... Dù vậy, Cảnh sát PCCC thành phố cũng thừa nhận, công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình liên quan đến công tác PCCC, cứu hộ, cứu nạn còn có mặt hạn chế; việc quản lý về PCCC đối với các đơn vị, cơ sở còn sơ hở do lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ, chiến sĩ chưa cao, nhất là tư thế, tác phong, kỹ năng thao tác trang thiết bị, phương tiện có thời điểm chưa đạt yêu cầu.
Ban Pháp chế HĐND thành phố đề nghị, Cảnh sát PCCC thành phố rà soát, thống kê các chung cư tái định cư thiếu thiết bị chữa cháy, báo cáo thành phố chỉ đạo trang bị kịp thời. Đơn vị cần tiếp tục chăm lo, đào tạo kỹ năng cho cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm thành thục, chuyên nghiệp; xây dựng phương án chữa cháy cho từng loại hình như chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ… nhằm ứng phó kịp thời. Ban Pháp chế HĐND thành phố cũng đề nghị Cảnh sát PCCC tham mưu cho thành phố quy trình xử lý vi phạm về PCCC trong cấp phép điều kiện hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
Bài viết liên quan
Hiện trường xe khách giường nằm cháy rụi trên quốc lộ, hành khách hoảng loạn thoát thânHỏa hoạn thiêu rụi nhiều ki - ốt văn phòng phẩm ở Thanh Hóa
Hà Nội: Cháy nhà trong đêm, 2 người mắc kẹt được giải cứu kịp thời
Cháy 200m2 xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất ở Hải Phòng
Nguyên nhân vụ cháy ở Đê La Thành, cột khói bốc cao hàng chục mét