7 mẹo chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà
16:55 - 09/08/2021
Mục tiêu chăm sóc vết thương hở, vết trầy xước:
- Cầm máu
- Hạn chế nhiễm khuẩn
- Chăm sóc vết thương hở mau lành
- Hạn chế sẹo
Sau đây là hướng dẫn chi tiết 7 bước xử lý vết thương hở đơn giản tại nhà. Hãy đọc thật kỹ để giúp vết thương lành nhanh chóng, không để lại sẹo nhé!
7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà hiệu quả
Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Rửa tay là bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương. Rửa tay giúp hạn chế nhiễm khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước của người bệnh.
Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc người khác, nên rửa tay sạch với nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương.
Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi
Cầm máu, hạn chế chảy máu là ưu tiên hàng đầu khi có vết thương hở. Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn nữa có thể ngất, trụy tim mạch, tử vong.
- Dùng mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết cắt hoặc vết trầy xước để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
- Nâng vị trí vết thương cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.
Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa kịp thời.
Bước 3: Rửa sạch vết thương hở, vết xước
- Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp trong 5-10 phút để loại bỏ bụi và các chất bẩn.
- Lau nhẹ nhàng vết thương bằng khăn sạch.
- Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Nếu không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Lưu ý:
- Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì không nên rút ra vì có thể khiến máu chảy ồ ạt. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn.
Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách
Sát trùng là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà. Lựa chọn sử dụng thuốc sát trùng vết thương hở chuyên dụng giúp ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, bào tử) vào vết thương hở. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, bệnh viện Bạch Mai, đây là điều kiện tối ưu để vết thương lành lại nhanh chóng, tự nhiên.
Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương hở
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm, bào tử
- Không gây xót và kích ứng
- Không làm tổn thương và ảnh hưởng tới sự hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợ (các yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương)
- Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn
Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
Lưu ý:
- Một số loại thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ do cơ địa của mỗi người. Nếu có dấu hiệu phát ban, mẩn đỏ, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc về sau.
Bước 5: Băng vết thương cẩn thận
Băng cẩn thận để giữ vết thương luôn sạch sẽ. Nên sử dụng băng vô trùng để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn.
Lưu ý:
- Nếu vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó. Vết thương được giữ thông thoáng sẽ lành nhanh hơn.
- Hạn chế băng quá chặt, làm giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu và làm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Bước 6: Thay băng thường xuyên
- Theo nghiên cứu, cần thay băng ít nhất mỗi 24h hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Mỗi lần thay băng cần phải rửa lại vết thương, bôi kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.
- Lưu ý: Nếu vết thương đã liền thì không cần băng bó nữa.
Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
- Trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương hở tại nhà cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để chữa kịp thời.
- Một số dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ xung quanh vết thương như: sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau, cảm thấy vết thương hơi ấm.
- Nhiễm trùng nặng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn.
Nguồn: https://dizigone.vn/
Bài viết liên quan
Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôiCách chữa bỏng của lính cứu hỏa không để lại sẹo
Mối nguy hiểm và cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn
Chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra
Biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc, khu vực sản xuất