Cách xử lý cháy khẩn cấp khi không có bình cứu hỏa
15:44 - 06/08/2018
Khi xảy ra cháy nổ nhưng lại không có Bình cứu hỏa. Bạn cần biết một số cách xử lý cháy cơ bản sau.
A. Các tình huống khẩn cấp
1, Cháy ở trong nhà
Trong nhà, bếp thường là nơi dễ xảy ra cháy nổ nhất, vì trong bếp có các vật liệu dễ gây cháy như lửa ga, bếp điện. Nếu bình ga bị rò rỉ, gây cháy, phải nhanh chóng khóa van ga.
Tiếp đó, phải lập tức ngắt cầu dao điện, đảm bảo cho cả căn nhà không bị chập điện.
Kiểm tra cửa nhà mình xem có nóng quá mức không, để biết là bên ngoài có cháy hay không. Nếu ở nhà chung cư, lập tức nhấn chuông báo cháy đều có ở mỗi tòa nhà. Tiếp đó, loan báo cho hàng xóm để huy động lực lượng chữa cháy…
Trong trường hợp di chuyển để thoát hiểm, để tránh bị ngạt khói cần phải thực hiện theo nguyên tắc “bò sát mặt đất, men theo tường hướng ra cửa để thoát ra ngoài”. Đồng thời dùng khăn ướt hoặc giấy ướt bịt vào mũi, miệng.
2, Cháy từ bên ngoài lan vào trong nhà
Trong trường hợp đám cháy từ bên ngoài tấn công vào nhà, bạn cần phải nhanh chóng tìm khăn. Nhúng cho khăn ướt, bịt kín mũi và mồm bằng khăn ướt. Hướng dẫn mọi người chạy ra phía cửa chính. Cần phải tắt cầu dao điện trước khi đi ra.
Lưu ý:
Không được đột ngột mở cửa lao ra vì ở bên ngoài cháy lớn, lửa và khói sẽ táp thẳng vào mặt bạn gây thương tích. Lúc này bạn phải thật bình tĩnh kiểm tra mức độ cháy ở bên ngoài bằng cách sờ tay vào cửa. Nếu cửa không nóng quá, tức là lửa chưa lan đến nơi. Áp người vào cửa, từ từ mở để nhận biết mức độ khói và lửa bên ngoài. Sau đó nhanh chóng đưa mọi người ra cầu thang thoát hiểm.
Trong trường hợp cháy ở bên ngoài quá lớn, cánh cửa sẽ rất nóng. Mọi người phải chọn cách thoát hiểm khác. Mọi người phải ra nơi ban công, thoáng gió, dùng những vật dụng dễ nhận biết khăn sặc sỡ, đèn pin trong trường hợp trời tối để phát tín hiệu cho mọi người xung quanh. Phải nhớ lấy hai chiếc khăn dầy và nhúng ướt để bịt kín cửa ra vào, ngăn không cho khói và lửa làm ngạt mọi người ở bên trong.
Quan trọng là cần phải bình tĩnh vì khi có cháy, nhất là ở các tòa nhà cao tầng, lực lượng bảo vệ, cứu hộ sẽ có mặt ngay. Các bạn nên nhanh chóng thoát hiểm theo hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.
Một điều cần nhớ nữa là phải áp sát mặt xuống sàn nhà vì khói ở bên dưới loãng hơn ở bên trên, đỡ gây ngạt hơn, đồng thời bình tĩnh di chuyển để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
B. Phương pháp xử lý cháy không cần Bình cứu hỏa
1, Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly)
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
Cách tốt nhất là dùng chăn / khăn, loại làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước. Khi phát hiện ra cháy hãy nhúng chăn vào nước. Để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy. Nhằm ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn. Hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
Khi dập lửa, bạn dùng hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.
2, Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.
C. Quy trình giải quyết khi sự cố cháy xảy ra
Lúc này bảo trọng tính mạng con người được đặt lên hàng đầu. Bạn tuyệt đối bình tĩnh, bỏ lại tất cả các thứ đồ dùng để di chuyển tới nơi an toàn.
Khói trong đám cháy có thể có độc và làm bạn cay mắt, khó thở, choáng mất định hướng. Khi đó chúng ta cần bò trườn sát nền nhà. Đây sẽ là nơi ít khói nhất giúp bạn duy trì sự sống cho tới khi lực lượng chức năng có mặt.
Nếu ở những khu dân cư đông người. Khi thoát ra bạn cần chú ý men theo tường hoặc lan can. Tránh dòng người hoảng loạn xô đẩy bạn sẽ bị mất cân bằng và khó có thể vực dậy.
Với một mảnh vải xé từ quần áo và một chút nước sẽ trở thành mặt lạ phòng độc hiệu quả. Chúng giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn, kéo dài thời gian chống cự của cơ thể. Hạn chế khói độc nhất có thể vì nó còn nguy hiểm hơn cả lửa cháy.
Với những chia sẻ trên chúng tôi mong bạn sẽ luôn có một cuộc sống hạnh phúc và an toàn!